Chức năng, nhiệm vụ

  1. Chức năng

– Tham mưu tổ chức, triển khai thực hiện công tác tổ chức nhân sự, lao động tiền lương, văn thư – hành chính, lễ tân – khánh tiết, thi đua – khen thưởng, quản lý cơ sở vật chất, xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư máy móc, trang thiết bị cho giảng dạy và học tập, phục vụ vệ sinh, công tác chính trị tư tưởng, công tác phòng cháy, chữa cháy, công tác bảo vệ chính trị nội bộ, quốc phòng, an ninh và y tế.

– Theo dõi, đôn đốc các đơn vị thuộc và trực thuộc trường thực hiện chương trình, kế hoạch công tác; tổng hợp tình hình hoạt động và kết quả công tác của trường.

  1. Nhiệm vụ
  2. Công tác nhân sự

– Tham mưu về cơ cấu tổ chức, nhân sự của trường.

– Nghiên cứu, phối hợp với các đơn vị trong việc đề xuất việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc trường; xây dựng kế hoạch quy hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục hàng năm và giai đoạn 5 năm phù hợp yêu cầu phát triển nhà trường.

– Nghiên cứu và phối hợp với các đơn vị chức năng xây dựng, sửa đổi, bổ sung và ban hành các quy định, quy chế làm việc trong trường trên cơ sở các văn bản pháp luật của Nhà nước, phù hợp với đặc điểm, tình hình và yêu cầu phát triển của nhà trường.

– Tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác của trường; tổng hợp báo cáo những vướng mắc, khó khăn trình Hiệu trưởng kịp thời chỉ đạo giải quyết.

– Chủ trì xây dựng và triển khai kế hoạch tuyển dụng hàng năm.

– Chủ trì xây dựng và triển khai kế hoạch về công tác đào tạo, bồi dưỡng người lao động.

– Quản lý hồ sơ nhân sự.

– Tính toán lương, tiền công, phụ cấp, tiền thưởng cho cán bộ, giảng viên và nhân viên.

– Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu phục vụ xét nâng lương theo quy định.

– Theo dõi, giúp việc cho Hiệu trưởng về việc ký kết các hợp đồng lao động, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động, hưu trí.

– Chuẩn bị hồ sơ tài liệu phục vụ xét kỷ luật lao động.

– Quản lý việc thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước và các quy định của Nhà trường.

– Theo dõi và xác nhận định mức, khối lượng học tập tự bồi dưỡng và bảng tổng hợp khối lượng công tác của giảng viên.

– Quản lý công tác học tập, bồi dưỡng của cán bộ, giảng viên, nhân viên toàn trường.

  1. Công tác Văn thư – Hành chính

– Tiếp nhận và phân loại công văn đến, trình Hiệu trưởng và chuyển đến các đơn vị chức năng liên quan để giải quyết. 

– Gửi công văn đi của các đơn vị và của trường cho các đơn vị trong và ngoài trường; thực hiện các chức năng nhiệm vụ khác về công tác văn thư theo đúng quy định của nhà nước.

– Quản lý, sử dụng con dấu theo đúng quy định của nhà nước.

– Quản lý các công văn giấy tờ của trường theo đúng quy định của nhà nước.

– Lưu trữ các văn bản, tài liệu theo đúng quy định về công tác lưu trữ.

– In sao các loại văn bản, tài liệu phục vụ cho công tác chung của nhà trường.

– Cấp giấy giới thiệu, giấy đi đường theo yêu cầu của nhà trường.

– Tổng hợp đăng ký lịch công tác tuần của các đơn vị trình Hiệu trưởng, công bố lịch công tác tuần lên Website.

– Lên lịch tổ chức các buổi họp mặt, kỷ niệm các ngày lễ trong năm.

Tổ chức chăm sóc cây xanh trong khuôn viên trường.

– Thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong toàn trường.

– Chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong trường thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy; thường xuyên liên hệ với cơ quan phòng cháy chữa cháy địa phương để được chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ về công tác phòng cháy, chữa cháy.

– Xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Chịu trách nhiệm thường xuyên liên hệ với các cơ quan công an, chính quyền địa phương trong các hoạt động gìn giữ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong khuôn viên trường.

  1. Công tác Cơ sở vật chất

– Lập kế hoạch, đề xuất phương án, tổ chức xây dựng, sửa chữa, quản lý toàn bộ cơ sở vật chất của nhà trường.

– Phối hợp với Phòng Kế hoạch – Tài chính xây dựng và triển khai kế hoạch ngắn hạn, dài hạn về việc đổi mới trang thiết bị của trường.

– Mua sắm vật tư, trang thiết bị, văn phòng phẩm phục vụ công tác giảng dạy, quản lý của nhà trường theo đề nghị của các đơn vị đã được nhà trường phê duyệt.

– Bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên các trang thiết bị điện nước, nhà cửa của trường, chăm sóc cây xanh.

– Phục vụ âm thanh, thiết bị trợ giảng trong công tác học tập và giảng dạy.

– Quản lý, vận hành an toàn phương tiện vận tải của trường kể cả xe máy. Theo dõi việc đi xe ngoài của giảng viên, quản lý giám sát tổ bảo vệ.

– Hàng năm tổ chức kiểm kê, thanh lý tài sản của nhà trường theo quy định.

  1. Công tác quốc phòng và an ninh

– Phối hợp với khoa Cơ bản thực hiện công tác bồi dưỡng, giáo dục, kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng 3, 4 và đối tượng khác trong toàn trường.

– Đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực trong và ngoài trường.

– Tham mưu đề xuất các phương pháp, giải pháp đảm bảo an ninh trật tự trong và ngoài trường; Tiếp nhận và xử lý các trường hợp gây mất an ninh trật tự.

  1. Công tác phục vụ

– Đảm bảo vệ sinh trong trường.

– Quản lý các phòng học, phòng họp trong trường.

– Đảm bảo chỗ ăn, ở thuận lợi, chu đáo cho giảng viên và khách trong thời gian công tác tại trường.

– Tổ chức thực hiện công tác lễ tân, khánh tiết. Là đầu mối giao tiếp, sắp xếp lịch làm việc, tiếp đón khách của trường. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho lãnh đạo cấp trường đi công tác.

  1. Công tác Thi đua khen thưởng

– Làm đầu mối trong việc thực hiện công tác xét đề nghị công nhận các danh hiệu thi đua, xét khen thưởng hàng năm; xét đề nghị phong tặng các danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú; chức danh giáo sư, phó giáo sư trong trường.

– Dự thảo kế hoạch, chương trình thi đua trình Hội đồng thi đua khen thưởng.

– Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch thi đua, sơ kết, tổng kết thi đua hàng năm.

– Tham mưu, đề xuất các hình thức khen thưởng cho các tập thể, cá nhân.

– Hướng dẫn các tập thể, cá nhân hoàn thiện hồ sơ thi đua, khen thưởng.

– Dự thảo các báo cáo thi đua, khen thưởng của nhà trường.

– Quản lý hồ sơ thi đua của nhà trường.

  1. Công tác y tế
  • Xây dựng quy chế, quy trình, quy định phục vụ công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe và y tế học đường.
  • Xây dựng nội dung và dự trù kinh phí công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của toàn thể cán bộ, giảng viên, nhân viên và người học, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
  • Tổ chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm, phân loại sức khỏe; quản lý và lưu hồ sơ sức khỏe của cán bộ, giảng viên, nhân viên và người học; định kỳ rà soát hồ sơ sức khỏe và tư vấn khám, chữa bệnh; chăm sóc sức khỏe ban đầu; quản lý, bảo quản, đảm bảo số lượng, chất lượng thuốc, cấp phát thuốc an toàn hợp lý.
  • Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tuyên truyền, giáo dục, công tác vệ sinh học đường, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, các bệnh, tật học đường; phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống HIV và AIDS, các bệnh xã hội; thường xuyên kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống ngộ độc thức ăn tại căn tin.
  • Phối hợp với cơ sở y tế tại địa phương, ngành liên quan, các đơn vị trong trường triển khai, thực hiện các hoạt động y tế trường học và các hoạt động y tế khác; xây dựng môi trường trường học lành mạnh, an toàn.
  • Sơ kết, tổng kết công tác y tế trường học, báo cáo thống kê y tế học đường theo quy định.
  1. Công tác khác

– Phối hợp với các đơn vị chức năng thực hiện các công tác phát sinh trong quá trình hoạt động của trường.

– Tham gia tổ chức và xây dựng các chương trình hoạt động Công đoàn.

– Quản trị hiệu quả nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và các phương tiện trang thiết bị được giao.

– Thực hiện các nhiệm vụ công tác khác do Hiệu trưởng phân công.

 








Skip to toolbar